Theo Tổ chức Lương Thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, nông dân trên toàn cầu bị thiệt hại khoảng 30-40% sản lượng cây trồng (bỏ) do dịch hại và sâu bệnh khi không có thuốc bảo vệ thực vật.
Để giúp giảm thiểu những thiệt hại này, nông dân áp dụng một phương pháp gọi là Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong đó các biện pháp hóa học, sinh học, và hóa chất được kết hợp để giữ cho cây trồng không bị mắc phải dịch hại. Khi nói đến sự can thiệp của hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật có ba loại chính sau:
- Thuốc diệt cỏ: diệt trừ hoặc ngăn chặn sự phát triển của những loài cỏ dại không mong muốn. Trên thế giới, nông dân phải đối mặt với hơn 30,000 giống cỏ dại chiếm không gian, nước và các chất dinh dưỡng trong đất với các cây trồng hoa màu.
- Thuốc trừ sâu: diệt các loại côn trùng và rệp như loài ruồi vàng. Trên thế giới có hơn 10.000 loài côn trùng ăn thực vật và 3.000 loài giun tròn tấn công hoa màu(bỏ) cây trồng gây hư hại và không thể ăn được.
- Thuốc diệt nấm: diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của nấm gây bệnh. Có hơn 50.000 loại dịch bệnh nấm có thế xâm nhập vào bên trong các giống cây trồng gây hại hoặc diệt trừ( giết) các tế bào cây trồng
Nếu không có các biện pháp bảo vệ bằng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, sản lượng hoa màu toàn cầu sẽ thiệt hại đáng kể – đây là một hình ảnh cho thấy các sản phẩm hoa màu sẽ như thế nào nếu không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc các biện pháp bảo vệ cần thiết.
Xem thêm: thiết kế web